Những bí quyết tuyển dụng nhân viên lớn tuổi dành cho sếp trẻ
Nếu bạn có một câu chuyện hay, một chiến lược thuyết phục và một trang web được thiết kế tốt cho thấy sự tín nhiệm và tin tưởng, mọi người sẽ không đặt câu hỏi cho bạn nữa.
Nếu bạn là một doanh nhân trẻ và bạn cần tuyển nhân viên thì đây là 5 bí quyết khiến mọi người thuộc nhiều độ tuổi muốn làm việc cho bạn.
Trường hợp của Mark Zuckerbergs đã củng cố thêm thực tế là tuổi đời còn trẻ không ngăn cản người ta trở thành một doanh nhân thành công. Nhưng tuổi trẻ cũng có những bất lợi nhất định.
Các doanh nhân và CEO trẻ thường cảm thấy lúng túng khi tuyển dụng hoặc quản lý các nhân viên lớn tuổi hơn họ. Tuy nhiên, làm việc với những người thuộc nhiều độ tuổi khác nhau với nền tảng đa dạng là một yếu tố quan trọng tạo nên thành công của một công ty. Sau cùng thì các nhân viên của bạn ở một cấp độ nào đó cũng đại diện cho các khách hàng tương lai và hiện tại của bạn.
Nếu bạn là một doanh nhân trẻ và bạn cần tuyển nhân viên thì đây là 5 bí quyết khiến mọi người thuộc nhiều độ tuổi muốn làm việc cho bạn:
1. Đánh giá mức độ thoải mái của họ
Trong bối cảnh một cuộc phỏng vấn, việc nhận diện ra người có một chút không thoải mái với tuổi đời trẻ của bạn thực ra dễ hơn bạn tưởng. Những người trung thành với cách làm của họ sẽ ngay lập tức thể hiện ra điều đó.
Tại Varsity Tutors, chúng tôi cố gắng làm mọi việc khác hẳn so với các công ty khác. Chúng tôi dành nhiều thời gian để phát hiện ra phạm vi linh hoạt của nhân viên và cách họ nói về cách thức hoạt động của công ty cũ.
Nếu họ tôn thờ công ty hiện tại, có thể họ sẽ không cởi mở với sự thay đổi. Cũng có nhiều khả năng họ cho rằng cách làm mới bắt nguồn từ sự thiếu kinh nghiệm của vị CEO trẻ tuổi. Công ty chúng tôi sẽ không có chỗ cho những người như vậy.
2. Giúp họ hiểu công ty bạn và phong cách quản lý
Hầu hết các ứng viên có trình độ đều đã xem qua mục “Về chúng tôi” trên trang web hoặc xem các cuộc phỏng vấn trên TV của chúng tôi. Nếu vậy, họ sẽ nhận ra tôi mới chỉ ngoài 20 tuổi. Tôi sẽ kể câu chuyện về dịch vụ dạy kèm của chúng tôi đã được lập ra khi thôi vẫn còn là sinh viên cao đẳng hơn 6 năm trước.
Nó củng cố văn hóa kinh doanh mà chúng tôi đã dệt nên ở độ tuổi của tôi và kể về câu chuyện tăng trưởng của chúng tôi. Khi nhỏ tuổi hơn, tôi thường đề cập tới kinh nghiệm về doanh nghiệp mà tôi từng có để tạo tín nhiệm. Tới nay khi công ty đã thành công, việc này không còn cần thiết nữa.
3. Cho họ thấy bạn đam mê
Nếu tầm nhìn và chiến lược của bạn thuyết phục, ứng viên xin việc sẽ muốn làm việc cho công ty bạn. Trong các cuộc phỏng vấn, tôi cố gắng mô tả hết tầm nhìn của mình với Varsity Tutors và lợi thế cạnh tranh của công ty. Mọi người có thể bị thuyết phục hoặc không. Chúng tôi cần những người tin tưởng ở trong đội ngũ. Có quá nhiều ứng viên tài năng muốn một vị trí nhiều triển vọng. Thuyết phục những người hay hoài nghi gia nhập công ty không phải là ưu tiên cao của chúng tôi.
4. Tái khẳng định với họ về tuổi thọ của công ty bạn
Khi công ty của chúng tôi còn ở qui mô nhỏ hơn, nhiều ứng viên sẽ đặt các câu hỏi liên quan đến rủi ro về qui mô và sự ổn định của công ty. Hiện nay trang web của công ty và xã hội đã thể hiện rõ công ty của chúng tôi đã lớn mạnh hơn và chúng tôi hiếm khi nhận được những câu hỏi kiểu như vậy. Nếu bạn có một câu chuyện hay, một chiến lược thuyết phục và một trang web được thiết kế tốt cho thấy sự tín nhiệm và tin tưởng, mọi người sẽ không đặt câu hỏi cho bạn nữa.
5. Hãy tỏ ra chuyên nghiệp
Hãy hành động một cách chuyên nghiệp với nhân viên thuộc mọi cấp độ. Khi mới mở công ty ở tuổi 21, chắc chắn tôi kể về toàn bộ hoặc một chút về cuộc sống riêng của mình. Đối với các CEO sắp qua tuổi teen và ở độ tuổi ngoài 20, trọng tâm sẽ là về cuộc sống cá nhân. Đề cập tới trường đại học mà bạn theo học sẽ làm giảm đáng kể độ tín nghiệm của bạn. Khi đã ra khỏi trường đại học và sống một cuộc sống trưởng thành hơn, những trải nghiệm hàng ngày sẽ không thể tạo ra sự khác biệt giữa bạn và các đồng nghiệp.
Leave a Reply