Các chuyên ngành làm việc của ngành điện tử viễn thông
Các máy móc, thiết bị điện tử hiện đại trong lĩnh vực y tế và sinh học đều cần sự hiện diện của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm công tác vận hành cũng như tu sửa máy móc.
Nhìn chung, Điện tử – Viễn thông có 4 chuyên ngành chính, tùy thuộc vào từng trường ĐH, CĐ sẽ giảng dạy cụ thể những chuyên ngành nào.
1. Chuyên ngành Điện tử (Electronics):
Các bạn được tìm hiểu sâu về vi điện tử, công nghệ và thiết kế vi mạch, vi cơ điện tử, điện tử Nano, MEM – NEMS (Micro/Nano – Electronics – Mechanical systems).
Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực âm thanh, hình ảnh cũng có 1 phần đóng góp quan trọng của ngành Điện tử Viễn thông như việc thiết kế ra các trang thếit bị nghe nhìn, điều chỉnh âm độ các thiết bị thu âm v.v…
2. Chuyên ngành máy tính và hệ thống nhúng (Computer and Embedded Systems)
Các bạn sinh viên sẽ được học về kiến trúc bộ xử lý và máy tính, hệ điều hành, giao tiếp và thu nhận dữ liệu, hệ thống nhúng.
Để mỗi chuyến bay cất cánh, hạ cánh an toàn, bay ở đúng tầm cao là công sức không chỉ của tổ bay mà còn của những thành viên các trạm kiểm soát không lưu đặt khắp nơi trên mặt đất. Đảm bảo cho hàng nghìn chuyến bay, tàu thuỷ hoạt động an toàn là công việc của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm việc trong lĩnh vực định vị dẫn đường.
3. Chuyên ngành Viễn thông và Mạng (Telecommutication and Nertwwork)
Các bạn đi theo chuyên ngành này sẽ học sâu về mạng dữ liệu và truyền thông, truyền thông, không dây và di động, truyền thông quan, thiết kế cao tần và không dây, an ninh mạng và cơ sở dữ liệu.
Học lĩnh vực này, các bạn không chỉ làm chủ các thiết bị truyền tin trên toàn cầu như hệ thống truyền dẫn: cáp quang, vệ tin, hệ thống truyền tin không dây (vi ba) v.v… mà còn nắm rõ hoạt động của các thiết bị định tuyến, chuyển mạch tổng đài, giúp cho việc liên lạc giữa hàng tỉ người trên toàn cầu được chính xác…
Không chỉ vậy, bạn còn thiết kế các hệ thống mạng, từ hệ thống mạng LAN trong văn phòng, gia đình, tới những hệ thống mạng trục phức tạp, tinh vi, tạo nên hệ thần kinh cho mỗi quốc gia và toàn thế giới. Các hệ thống mạng không cần thông minh, đơn giản, tin cậy đối với khách hàng mà còn phải có khả năng an toàn trước những đợt tấn công của virus, hacker (tin tặc) phá hoại.
4. Chuyên ngành Điện tử – Y sinh (Biomedical Electronics)
Các bạn sinh viên ngành Điện tử – Y sinh được đào tạo chuyên sâu về đo đạc và xử lý tín hiệu, phần mềm, thiết bị.
Các máy móc, thiết bị điện tử hiện đại trong lĩnh vực y tế và sinh học đều cần sự hiện diện của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm công tác vận hành cũng như tu sửa máy móc.
Những căn bệnh rất khó khăn trong chẩn đoán hay điều trị trước kia, nay nhờ thiết bị điện tử đã trở nên đơn giản hơn nhiều. Các thí nghiệm, nghiên cứu sinh vật học cũng nhờ thiết bị Điện tử Viễn thông trở nên chính xác hơn. Điện tử Viễn thông ngày càng giữ vai trò tích cực trong sự phát triển của lĩnh vực điện tử y sinh.
Chuyên ngành Điện tử Y sinh là một chuyên ngành mới, ra đời nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của xã hội mà đặc biệt của Bộ Y tế. Trong mô hình này, các sinh viên được đào tạo khối kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện tử, sau đó chuyển sang đào tạo chuyên ngành Điện tử Y sinh. Trong quá trình đào tạo, các sinh viên đồng thời được thực tập tại phòng thí nghiệm chuyên ngành tại trường, kết hợp với tham quan và thực tập tại các bệnh viện, viện nghiên cứu. Các bài giảng đều được giảng dạy bằng các phương pháp giảng dạy mới và sau từng khoá, các bài giảng đều được nâng cấp và cập nhật các thông tin mới. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp bằng Điện tử Viễn thông và một chứng chỉ Điện tử Y sinh. Sinh viên có thể làm việc tại các phòng Vật tư thiết bị trong bệnh viện, các công ty trang thiết bị y tế trong nước cũng như của nước ngoài, các viện nghiên cứu hay Viện trang thiết bị và công trình Y tế, Bộ y tế.
Leave a Reply