Cơ hội việc làm cho các kỹ sư điện tử viễn thông
Chính vì vậy nhu cầu về nhân lực trong ngành không bao giờ thừa. Có thể học ngành Điện tử Viễn thông ở rất nhiều trường đại học khác nhau.
Điện tử – Viễn thông là lĩnh vực sử dụng những công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị, hệ thống phục vụ cho việc truy xuất, xử lý, điều khiển và truyền thông tin hiệu quả nhất giữa các cá nhân hay các tổ chức . Ở Việt Nam, ngành Điện tử Viễn thông đang đóng vai trò quan trọng, tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy nhu cầu về nhân lực trong ngành không bao giờ thừa
Điện tử Viễn thông là gì?
Điện tử viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến, tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy xuất, xử lý, điều khiển và truyền thông tin một cách hiệu quả. Đó có thể là những thiết bị điện tử thông thường gắn liền với cuộc sống hằng ngày như: đài, ti vi, điện thoại cho tới những hệ thống phức tạp chưa đến một giây đã chuyển thông tin từ châu lục này tới châu lục khác, từ vệ tinh bay trên bầu khí quyển tới Trái đất. Chính vì vậy Điện tử viễn thông luôn là 1 trong những nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng đều đặn qua các năm và trong tương lai.
Những tố chất cần thiết cho ngành Điện tử – Viễn thông
Điện tử Viễn thông là 1 ngành công nghệ mới, luôn luôn chuyển mình, đòi hỏi người học phải có tư chất thông minh, sự năng động và niềm đam mê tìm hiểu các công nghệ mới trên thế giới và áp dụng nó vào thực tế tại Việt Nam.
Các công việc trong ngành Điện tử Viễn thông chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố khác quan bên ngoài. Chính vì vậy khi làm khoa học thì ngành học này lại đòi hỏi đức tính kiên trì và nhẫn nại.
Ngoài ra năng khiếu về toán học, vật lý, sự yêu thích với các thiết bị điện tử.
Thông minh và năng động
Kiên trì, nhẫn nại
Có mục tiêu và đam mê
Luôn tìm tòi, học hỏi
Khả năng ngoại ngữ tốt
Khả năng làm việc theo nhóm
Cơ hội việc làm cho ngành điện tử viễn thông
Các bạn sinh viên ngành Điện tử Viễn thông (ĐTVT) cũng có những băn khoăn như hầu hết các ngành khác. Có thể khẳng định rằng cơ hội kiếm được việc làm của các bạn học Khoa ĐTVT là rất lớn. Cơ hội luôn dành cho tất cả mỗi người, quan trọng là các bạn có chọn được nơi lý tưởng để làm việc và cống hiến.
Xã hội phát triển, hiện đại hoá năng suất lao động là nhu cầu cần thiết, đòi hỏi sự chuyên môn hoá của thiết bị tự động, yêu cầu máy móc cần phải gọn nhẹ hơn, linh động hơn, uyển chuyển hơn và thông minh hơn. Điều này dẫn đến việc các máy móc tinh vi ra đời để hỗ trợ nhằm mang lại năng suất lao động cao nhất cho người lao động và cho cả nhà sản xuất. Vì vậy, nhóm ngành Điện- Điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên dễ dàng tìm kiếm cho bản thân một việc làm phù hợp với mức thu nhập ổn định. Tại các tập đoàn quốc tế (Intel, Renesas, LSI, SDS, Shinko…) bạn có thể làm việc tại đây. Nếu ở Việt Nam bạn có thể làm việc tại các công ty lớn như VNPT, Viettel, MobiFone, Vinaphone, FPT …
Học ngành điện tử viễn thông học ở đâu?
Ở Việt Nam, ngành Điện tử Viễn thông đang đóng vai trò quan trọng, tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy nhu cầu về nhân lực trong ngành không bao giờ thừa. Có thể học ngành Điện tử Viễn thông ở rất nhiều trường đại học khác nhau.
Điện tử – viễn thông ở các trường Đại học hiện nay đào tạo chủ yếu 4 chuyên ngành sau:
Chuyên ngành Điện tử (Electronics)
Chuyên ngành máy tính và hệ thống nhúng (Computer and Embedded Systems)
Chuyên ngành Viễn thông và Mạng (Telecommutication and Nertwwork)
Chuyên ngành Điện tử – Y sinh (Biomedical Electronics)
Nhìn chung, Điện tử – viễn thông có 4 chuyên ngành chính như trên, tùy thuộc vào từng trường Đại học, Cao đẳng sẽ giảng dạy cụ thể những chuyên ngành nào theo thế mạnh của từng trường. Các môn học của chương trình ngành Điện tử – Viễn thông có thể được phân chia làm ba hướng cơ bản: Điện tử – Tin học (Vi xử lý, Ngôn ngữ lập trình, Thiết kế hướng đối tượng…), Công nghệ Truyền thông (Mạng máy tính, Thông tin số, Hệ thống vô tuyến…) và Công nghệ Điện tử (Thiết kế vi mạch lập trình được, Thiết kế VLSI), ngoài ra còn có một số môn học liên quan đến một hướng mới là chuyên ngành hẹp
Leave a Reply