Những cái lo của sinh viên khi đi thực tập

Thời gian dành cho công việc thật sự vì vậy mà giảm đi. Cuối cùng thì bị ghi nhận những lời đánh giá hoàn toàn trái với mong đợi.

Làm sao tìm được công ty thực tập, đề tài phù hợp, việc pha trà, mua thức ăn vặt, photo hàng loạt tài liệu ngày qua ngày,… là những nỗi lo chung của sinh viên khi đến kỳ thực tập. Có những điều là chính đáng như động lực tốt để các bạn chuẩn bị tốt hơn và cố gắng. Bạn nên hiểu là có một báo cáo tốt nghiệp đạt yêu cầu và tích lũy những kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và cơ hội nghề nghiệp phải được xem trọng như nhau.

Tâm lý chung của thực tập sinh

Không phải tất cả nhưng phần lớn sinh viên đều trải qua nỗi lo đã được báo trước: kỳ thực tập. Theo số đông thì thời gian trải qua nhanh, từ lúc còn là tân sinh viên, đến lớp, gặp gỡ bạn bè mới, các đợt thi, hoạt động ngoại khóa, nghỉ hè, làm thêm,… rồi đến khung thời gian phải đi thực tập đến mà chưa có sự chuẩn bị nào. Việc chọn đề tài, hoàn thành các khoản mục đề cương càng làm tăng dần nỗi lo khi ngày thực tập đến gần.
Đa số sinh viên khá tích cực tìm công ty thực tập, nộp hồ sơ nhiều nơi nhưng kết quả không nhiều khả quan. Những điểm mấu chốt là: thời gian và năng lực. Các bạn nên cố tránh để đến sát ngày mới đi tìm và danh sách công ty xin vào thực tập cần phù hợp với khả năng của bạn. Điều này dựa trên loại hình công ty, sản phẩm – dịch vụ hợp với đề tài, lưu ý về phương tiện đi lại, chi phí cần thiết,… Tham khảo sớm những thông tin về thực tập sinh nên biết từ nhiều nguồn (các anh chị khóa trước, trang báo, trang web tuyển dụng,…), chuẩn bị chu đáo thì cũng tự tin hơn, cơ hội cũng rộng mở nhiều.
4 nỗi lo khi đi thực tập

1. Công ty thực tập
Như đã nói bên trên, công ty thực tập là nỗi lo chung lớn nhất của sinh viên khi đến thời gian thực tập. Bạn nên tận dụng các khả năng khác nhau: nộp hồ sơ cho nhiều công ty kể cả trong và ngoài nước nhưng có chọn lọc; để người quen biết rằng bạn đang tìm công ty thực tập; đăng thông tin ứng viên thực tập trên các website tuyển dụng;… Dù tìm thấy bằng cách nào thì điều quan trọng là sự nỗ lực làm tốt vị trí của một thực tập sinh khi ở công ty. Phấn đấu sớm để có thể tìm đúng nơi có nhiều điều cho bạn học hỏi.
2. Áp lực công việc
Chuyển từ môi trường chỉ có học tập là chủ yếu sang làm việc là một thách thức lớn cho bất kỳ sinh viên nào. Bạn sẽ lo lắng và bỡ ngỡ, không rõ mình sẽ đảm nhận những công việc gì, trách nhiệm, cách làm như thế nào, có đáp ứng được yêu cầu của người quản lý hay không. Ngoài ra, những quy tắc công ty cũng làm bạn lo lắng ít nhiều. Nguồn thông tin bạn tiếp cận nhiều và rộng cũng khiến bạn dễ bị rối, chưa biết cách phân định hay sắp xếp thành thạo thứ tự công việc ưu tiên.
3. Thể hiện tính cách
Vào nơi làm việc với nhiều người khác nhau, bạn băn khoăn về cách cư xử như thế nào thì phù hợp nhất. Tránh để mất lòng cấp trên và không bị cô lập bởi đồng nghiệp nhưng vẫn bày tỏ được chính kiến và quan niệm của mình. Nếu không thể lập tức hòa nhập ngay được thì cũng đừng vội trách mình. Kỹ năng giao tiếp là cần được rèn luyện trong những hoàn cảnh như thế này. Đừng để nỗi lo lấn át. Tập trung làm tốt công việc, cư xử hòa nhã và từ từ học hỏi thêm.
4. Kết quả thực tập
Đâu có gì sai nếu bạn quan tâm đến những lời nhận xét của người quản lý khi họ ghi nhận vào cuốn Báo cáo thực tập của bạn. Nhưng từ khi bắt đầu đến kết thúc, nếu mãi lo lắng những việc mình không toàn quyền kiểm soát được thì có phải là đang lãng phí tinh thần! Hướng nghĩ tốt nhất là tập trung làm việc, nếu bạn bỏ ra công sức thì kết quả sẽ được ghi nhận. Từng có trường hợp bạn trẻ khi đi thực tập, chú tâm lấy lòng các đồng nghiệp mà ưu tiên làm những việc vặt. Thời gian dành cho công việc thật sự vì vậy mà giảm đi. Cuối cùng thì bị ghi nhận những lời đánh giá hoàn toàn trái với mong đợi.
Dù chỉ là sinh viên thực tập nhưng bạn không nên vì vậy mà luôn rụt rè, sợ đồng nghiệp và nhà tuyển dụng. Cách giải quyết tốt nhất vấn đề là có một tinh thần tích cực, tự tin hơn, chịu khó học hỏi thì nỗi lo lắng sẽ nhỏ dần trong quãng thời gian bạn thực tập tại công ty.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *