Những điều không nên nói trong buổi phỏng vấn xin việc
Bạn phải luôn nhớ rằng một ứng viên có thái độ chủ động và tích cực luôn được đánh giá cao hơn so với một người thụ động.
Nếu bạn được gọi đến phỏng vấn, có nghĩa là bạn đã đi được nửa chặng đường trong quá trình xin việc. Do đó, bạn phải chắc chắn rằng mình phải tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, vì những gì mà bạn thể hiện trong buổi phỏng vấn sẽ quyết định bạn có được họ nhận hay không? Sau đây là những vấn đề mà bạn nên đề cập tới khi phỏng vấn.
1. Công ty
Nói về công ty mà bạn đang ứng tuyển là điều vô cùng quan trọng. Trước khi đến phỏng vấn, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu những thông tin về công ty, cũng như các bài báo tin tức liên quan đến công ty như: lịch sử hình thành và phát triển, giá trị và sứ mệnh, cách thức hoạt động hay những thành tựu mà họ đã đạt được. Việc hiểu biết rõ về doanh nghiệp sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng và thể hiện sự quan tâm của bạn tới vị trí ứng tuyển.
2. Văn hóa làm việc
Nếu như bạn không biết văn hóa làm việc của họ như thế nào, thì người phỏng vấn sẽ nghĩ rằng bạn không thể thích nghi được môi trường làm việc mới. Nên tốt nhất là các bạn nên chứng tỏ được rằng mình hiểu và thích hợp để làm việc tại công ty của họ.
3. Kinh nghiệm
Một yếu tố quan trọng bạn cần đề cập tới trong buổi phỏng vấn đó là kinh nghiệm mà bạn có được trong quá trình làm việc. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được những kinh nghiệm của bạn liên quan đến công việc mà họ ứng tuyển, cũng như bạn hoàn toàn có khả năng để đảm nhận tốt vị trí này.
4. Hồ sơ xin việc
Hồ sơ xin việc sẽ bao gồm tất cả những thông tin mà nhà tuyển dụng cần biết như những công việc bạn đã làm và kinh nghiệm mà bạn tích lũy được trong quá trình làm việc. Điều này sẽ cho họ thấy được sự tự tin của bạn khi ứng tuyển vào vị trí này.
5. Làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm là một kỹ năng vô cùng cần thiết trong công việc. Hãy đưa ra những dẫn chứng cho thấy khi làm việc nhóm, bạn và mọi người đã cùng hợp tác đóng góp những ý kiến hay đưa ra những giải pháp để xử lý các vấn đề phát sinh. Kỹ năng làm việc nhóm cũng thể hiện được mối quan hệ giữa bạn và các đồng nghiệp.
6. Sự nhiệt huyết
Bạn phải thể hiện được sự nhiệt huyết trong công việc. Bạn có thể đưa ra một vài ví dụ chứng tỏ sự quan tâm của bạn đến công việc mà bạn đang mong muốn làm. Bạn phải luôn nhớ rằng một ứng viên có thái độ chủ động và tích cực luôn được đánh giá cao hơn so với một người thụ động.
7. Mục tiêu nghề nghiệp
Hãy cho nhà tuyển dụng biết tại sao bạn lại muốn làm việc cho họ mà không phải là một công ty khác. Hãy nói về việc công ty sẽ giúp bạn phát triển sự nghiệp như thế nào. Và hãy thuyết phục người phỏng vấn rằng đây là một doanh nghiệp phát triển đầy tiềm năng, và chắc chắn họ sẽ xem xét tuyển dụng bạn vào vị trí này.
Leave a Reply